Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Lập trình cho tương lai

Hàng ngàn thậm chí hàng triệu cư dân mạng sử dụng sản phẩm của bạn, cầm trong tay tấm bằng quốc tế, sở hữu một mức lương "chuẩn không cần chỉnh",...từng đó lý do đã đủ để nghề lập trình viên (LTV) và quản trị hệ thống (QTHT) trở thành ưu tiên số một với những bạn sinh viên yêu công nghệ.

Tầm sư học đạo

"Từ nhỏ thấy các anh chị lớn dùng máy tính chơi game, xem phim, nghe nhạc... mình thích lắm, cứ ngồi ngẩn ra nhìn. Càng lớn, mình càng ao ước không chỉ dùng máy tính giỏi như anh chị, mà còn phải tạo những chương trình để mọi người dùng. Sau này, mới biết từ để chỉ nghề như thế là lập trình viên", đó là lý do khiến Quang Trung - cậu bạn 8X đang là sinh viên năm thứ II trung tâm đào tạo LTV quốc tế Aptech theo đuổi ngành học đang rất "hot" này.

 

Ông Lương Đình Dũng - Giảng viên Thanglong-Aptech trong lễ nhận danh hiệu MVP của Microsoft

Thông thường, nơi đào tạo lọt vào "mắt xanh" của học sinh tốt nghiệp THPT là những nơi luôn update các công nghệ mới và có chương trình đào tạo khoa học. Bạn sẽ ngạc nhiên với những môn học hoàn toàn kỹ thuật mà mới đọc tên còn khó: HTML, Java, dotNet... Nhưng đó lại là những công nghệ lập trình đang được ứng dụng để làm tạo ra những phần mềm, website và vô số tiện ích công nghệ thông tin khác mà mọi người sử dụng.

Học ở Aptech hơn 2 năm xong có thể đi làm, hoặc nếu sinh viên nào muốn tiếp tục học cao hơn, sau khi tốt nghiệp có thể liên thông tiếp chuyên ngành công nghệ thông tin ở Đại học RMIT (Việt Nam, Úc), Southern Cross (Úc)... Khoảng 95% học viên học xong đi làm tại các công ty trong nước và nước ngoài, vì bằng cấp của Aptech được công nhận tại 54 quốc gia và kỹ năng làm việc được đào tạo chuyên nghiệp ngay từ khi học.

Lập trình = đam mê

Tiêu chí đầu tiên để đi theo nghề lập trình là niềm đam mê. Nhờ có đam mê, bạn có thể theo đuổi nó và nếu thực sự kiên trì, chăm chỉ để theo được nghề, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị.

"Khi học xong, mình có khả năng là thích gì thì có thể làm nấy" - Trung gãi đầu cười - "Thực ra, nếu nắm vững công nghệ thì bạn có thể thỏa sức sáng tạo những phần mềm để cho bạn và bạn bè dùng... và có thể tìm việc làm dễ dàng". Ngoài giờ học, Trung là một lập trình viên Java khá "cứng tay" của công ty phần mềm Vinasoftware với mức lương đáng ngưỡng mộ: 4 triệu đồng/tháng.

Phương Ngọc (SV Aptech), từng làm coder tại công ty phần mềm NetHome với mức lương 5 triệu lại có hướng đi riêng với lập trình. Vừa đi học, Ngọc vừa cùng bạn bè xây dựng dự án mạng xã hội koollook.vn và thành lập công ty riêng để quản lý phát triển mạng này. "Theo mình, LTV phải tự tìm lấy cơ hội cho mình, nhờ vào khả năng, sự sáng tạo sẽ giúp mình tiến xa hơn" - Ngọc đúc kết.

Nếu có vốn kiến thức đầy đủ và vững vàng, một LTV khi đang là SV hoàn toàn có thể tự tin khi đề nghị mức lương. Trung chia sẻ: "Sau thời gian làm việc, mình làm báo cáo để tổng hợp tình hình công việc, trong đó có phần đề nghị về việc tăng lương. Để ra được đề nghị này, mình cũng tìm hiểu kỹ mức lương trung bình của lập trình viên hiện nay, năng lực của bản thân và tình hình công ty và trao đổi thật sự cởi mở với lãnh đạo. Và những đề đạt đã được lãnh đạo chấp nhận".

Mức thu nhập của LTV & QTHT hiện nay được đánh giá là khá hấp dẫn đối với giới trẻ: từ 800 USD đến trên 1.000 USD cho vị trí trưởng dự án, LTV từ 300 USD trở lên, các vị trí quản lý mạng, nhập dữ liệu... trên 200 USD. Đó là chưa kể nhiều công ty sẵn sàng chi trả những khoản tiền lương kếch xù để thu hút những LTV & QTHT giỏi.

 

 

Theo: Npower.vn

Administrator

0 nhận xét:

Đăng nhận xét