Khi chiếc máy tính làm việc có vấn đề không thể khởi động được, thay vì gọi thợ sửa chữa bạn có thể tự mình cứu máy tính bằng những phương thức sau. Bạn có thể “cấp cứu” máy tính thông qua các tính năng có sẵn hoặc sử dụng phần mềm bên ngoài.
Trước hết vấn đề thường do dây cáp bị lỏng. Tình trạng này xảy ra khi bạn di chuyển máy hoặc tháo ra lắp vào bộ phận nào đó của máy, bạn nên kiểm tra lại tất cả những giắc nguồn hoặc những đầu kết nối như RAM, ổ cứng, dây cắm trên main. Với một chiếc máy tính để bàn thì nguyên nhân rất có thể là do dây cáp bị lỏng. Nếu là laptop thì rất có thể là do pin bị lỏng.
Safe Mode
Nếu PC chỉ bị hỏng nhẹ thì bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cứu chữa. Cách đơn giản nhất là sử dụng Safe Mode, chế độ phân tích sẵn có trong Windows và Mac OS. Safe Mode sẽ chỉ tải những thành phần cần thiết nhất cho máy tính khởi động nhằm giúp người dùng có thể truy cập vào hệ thống. Trong Windows, bạn truy cập vào Safe Mode bằng cách nhấn phím F8 khi máy tính khởi động, rồi chọn chế độ này trong phần Windows Advanced Options Menu. Còn đối với Mac OS, bạn hãy tắt máy hoàn toàn rồi khởi động lại rồi nhấn phím Start, sau đó nhấn giữ phím Shift cho tới khi xuất hiện biểu tượng Apple để vào Safe Mode. Đôi khi, bạn chỉ cần khởi động Safe Mode là đủ để cứu hệ thống và thực hiện các thao tác tắt máy, khởi động và dọn dẹp an toàn.
Last Known Good Configuration
Bạn cũng có thể chọn chế độ này trong phần Windows Advanced Options Menu phía trên, chủ yếu sử dụng trong trường hợp máy tính không vào được Windows được do cài driver phần cứng mới. Khi khởi động chế độ này, PC sẽ sử dụng các thông số khởi động tối ưu gần nhất để vào Windows.
Khôi phục hệ thống System Restore
Kể từ phiên bản Windows XP, tính năng System Restore đã được cải thiện rõ rệt. Nếu máy tính chỉ bị hư hỏng nhẹ do cài phần mềm hoặc driver thì bạn có thể sử dụng chương trình này để khôi phục Windows Vista hoặc Windows 7 về trạng thái trước khi xảy ra sự cố. Để sử dụng được tính năng này, tốt nhất là sau khi cài đặt Windows trong lần đầu tiên, bạn cần đặt điểm khôi phục (restore point). Khi muốn khôi phục hệ thống, bạn nên khởi động PC vào Safe Mode, rồi tìm đến phần System Restore trong Control Panel, rồi chỉ định điểm cần khôi phục. Phương pháp này không ảnh hưởng tới dữ liệu (tài liệu, nhạc, ảnh…) mà chỉ đưa driver hoặc hệ điều hành về trạng thái hoạt động ổn định. Trong Windows 7, bạn chỉ cần kích chuột phải vào tệp tin hoặc thư mục và chọn lệnh “Restore previous versions” là có thể khôi phục chúng về trạng thái trước đó.
Recovery Console/System Recovery Options
Trong Windows XP/2000, có một công cụ tên là Recovery Console. Bạn cần khởi động PC bằng đĩa CD (đĩa khởi động) rồi chọn “Repair your computer”. Trong Windows Vista, phần này bao gồm các lựa chọn: Startup Repair, System Restore, Windows Complete PC Restore (từ bản backup), Windows Memory Diagnostic Tool, và Command Prompt. Còn trong Windows 7, các lựa chọn bao gồm: Startup Repair, System Restore, System Image Recovery, Windows Memory Diagnostic, và Command Prompt.
Đĩa khởi động
Bạn nên sử dụng đĩa khởi động thay vì ổ cứng trong máy tính để đưa PC về trạng thái hồi phục. Đĩa khởi động (có phần mềm khôi phục PC ở trong) được chạy bằng ổ CD hoặc DVD. Bạn có thể sử dụng các phần mềm khôi phục như Windows 7 System Recovery Disks, hoặc HDD Regenerator. Ngoài ra, một số đĩa bán kèm theo máy tính khi mua cũng có chức năng khởi động và khôi phục này.
Tháo ổ cứng lắp sang máy khác
Nếu có vẻ như ổ cứng vẫn chạy mà máy tính không thể đọc được, hoặc ổ không khởi động được thì bạn hãy thử tháo ổ cứng và chạy trên máy tính khác xem chúng có bị lỗi hay không. Nếu máy tính đó không nhận được ổ cứng thì chứng tỏ ổ cứng có vấn đề; còn nếu máy nhận được thì chứng tỏ vấn đề nằm ở chỗ khác chứ không phải ở bản thân ổ cứng.
Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu
Bạn đã sử dụng các giải pháp phôi phục Windows nhưng vẫn tỏ ra không hiệu quả. Đến đây bạn có thể chọn cách khôi phục dữ liệu bằng các phần mềm như GetDataBack, Stellar Phoenix Windows Data Recovery, và EASEUS Data Recovery Wizard. Rất nhiều phần mềm này có thể “cứu sống” các tệp tin quan trọng đã bị xóa.
Cho ổ cứng vào… tủ lạnh
Nếu khi khởi động máy, ổ cứng kêu to và không vào được Windows, thì chắc hẳn chúng đã có vấn đề. Bạn có thể thử cách cứu ổ cứng mà nhiều người từng sử dụng. Đó là tháo hẳn ổ cứng ra khỏi PC, bọc chúng vào khăn kín rồi đặt vào ngăn đá của tủ lạnh trong khoảng 1 giờ. Hãy chắc rằng ổ cứng không bị dính nước. Sau khoảng 1 giờ, hãy bỏ ổ cứng ra ngoài, cắm cáp vào và gắn vào máy tính xem chúng có hoạt động bình thường hay không. Nếu ổ cứng vẫn không chạy, bạn có thể thử tiếp nhưng tăng thời gian đặt ổ cứng trong tủ lạnh lên khoảng vài tiếng.
Last Known Good Configuration
Bạn cũng có thể chọn chế độ này trong phần Windows Advanced Options Menu phía trên, chủ yếu sử dụng trong trường hợp máy tính không vào được Windows được do cài driver phần cứng mới. Khi khởi động chế độ này, PC sẽ sử dụng các thông số khởi động tối ưu gần nhất để vào Windows.
Khôi phục hệ thống System Restore
Kể từ phiên bản Windows XP, tính năng System Restore đã được cải thiện rõ rệt. Nếu máy tính chỉ bị hư hỏng nhẹ do cài phần mềm hoặc driver thì bạn có thể sử dụng chương trình này để khôi phục Windows Vista hoặc Windows 7 về trạng thái trước khi xảy ra sự cố. Để sử dụng được tính năng này, tốt nhất là sau khi cài đặt Windows trong lần đầu tiên, bạn cần đặt điểm khôi phục (restore point). Khi muốn khôi phục hệ thống, bạn nên khởi động PC vào Safe Mode, rồi tìm đến phần System Restore trong Control Panel, rồi chỉ định điểm cần khôi phục. Phương pháp này không ảnh hưởng tới dữ liệu (tài liệu, nhạc, ảnh…) mà chỉ đưa driver hoặc hệ điều hành về trạng thái hoạt động ổn định. Trong Windows 7, bạn chỉ cần kích chuột phải vào tệp tin hoặc thư mục và chọn lệnh “Restore previous versions” là có thể khôi phục chúng về trạng thái trước đó.
Recovery Console/System Recovery Options
Trong Windows XP/2000, có một công cụ tên là Recovery Console. Bạn cần khởi động PC bằng đĩa CD (đĩa khởi động) rồi chọn “Repair your computer”. Trong Windows Vista, phần này bao gồm các lựa chọn: Startup Repair, System Restore, Windows Complete PC Restore (từ bản backup), Windows Memory Diagnostic Tool, và Command Prompt. Còn trong Windows 7, các lựa chọn bao gồm: Startup Repair, System Restore, System Image Recovery, Windows Memory Diagnostic, và Command Prompt.
Đĩa khởi động
Bạn nên sử dụng đĩa khởi động thay vì ổ cứng trong máy tính để đưa PC về trạng thái hồi phục. Đĩa khởi động (có phần mềm khôi phục PC ở trong) được chạy bằng ổ CD hoặc DVD. Bạn có thể sử dụng các phần mềm khôi phục như Windows 7 System Recovery Disks, hoặc HDD Regenerator. Ngoài ra, một số đĩa bán kèm theo máy tính khi mua cũng có chức năng khởi động và khôi phục này.
Tháo ổ cứng lắp sang máy khác
Nếu có vẻ như ổ cứng vẫn chạy mà máy tính không thể đọc được, hoặc ổ không khởi động được thì bạn hãy thử tháo ổ cứng và chạy trên máy tính khác xem chúng có bị lỗi hay không. Nếu máy tính đó không nhận được ổ cứng thì chứng tỏ ổ cứng có vấn đề; còn nếu máy nhận được thì chứng tỏ vấn đề nằm ở chỗ khác chứ không phải ở bản thân ổ cứng.
Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu
Bạn đã sử dụng các giải pháp phôi phục Windows nhưng vẫn tỏ ra không hiệu quả. Đến đây bạn có thể chọn cách khôi phục dữ liệu bằng các phần mềm như GetDataBack, Stellar Phoenix Windows Data Recovery, và EASEUS Data Recovery Wizard. Rất nhiều phần mềm này có thể “cứu sống” các tệp tin quan trọng đã bị xóa.
Cho ổ cứng vào… tủ lạnh
Nếu khi khởi động máy, ổ cứng kêu to và không vào được Windows, thì chắc hẳn chúng đã có vấn đề. Bạn có thể thử cách cứu ổ cứng mà nhiều người từng sử dụng. Đó là tháo hẳn ổ cứng ra khỏi PC, bọc chúng vào khăn kín rồi đặt vào ngăn đá của tủ lạnh trong khoảng 1 giờ. Hãy chắc rằng ổ cứng không bị dính nước. Sau khoảng 1 giờ, hãy bỏ ổ cứng ra ngoài, cắm cáp vào và gắn vào máy tính xem chúng có hoạt động bình thường hay không. Nếu ổ cứng vẫn không chạy, bạn có thể thử tiếp nhưng tăng thời gian đặt ổ cứng trong tủ lạnh lên khoảng vài tiếng.
Vân Ngọc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét