Các bộ vi xử lý Power của IBM có một trạng thái "ngủ" mới, với lượng điện năng tiêu thụ cắt giảm đến mức 0.
Bộ vi xử lý của IBM: "Ngủ sâu" và không tiêu thụ điện năng Các bộ vi xử lý Power của IBM có một trạng thái "ngủ" mới, với lượng điện năng tiêu thụ cắt giảm đến mức 0.
Ở dòng bộ vi xử lý Power7 của IBM đã có 3 chế độ “ngủ” gồm: “nap” (chợp mắt); “sleep” (ngủ); heavy sleep (ngủ sâu). Việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia xác định bởi mức chất tải và độ trễ mà theo trình tự của nó bộ vi xử lý lại có thể hoàn toàn trở về vị trí thực thi nhiệm vụ.
Mỗi chế độ ngủ nói trên của Power7 đi cùng một chế độ chất tải riêng. Trong trạng thái “nap”, điện áp nguồn trong nhân của bộ vi xử lý chỉ giảm đi 15%, nhờ đó, thiết bị được “đánh thức” gần như tức thì. Trong trạng thái ngủ sâu, tiêu thụ điện của cả 8 nhân bộ vi xử lý giảm tới 85% cho nên bộ vi xử lý chỉ tỉnh thức sau 2 mili giây.
“Trong trạng thái ngủ sâu mới, bộ vi xử lý của IBM hầu như không tiêu thụ điện năng - Michael Floyd, kỹ sư của IBM nói - Nhưng để nó trở lại chế độ thông thường lại cần thời gian đáng kể hơn - từ 10 đến 20 mili giây. Các nhà phát triển của IBM gán cho trạng thái ngủ sâu mới của bộ vi xử lý tên gọi là Winkle, có lẽ là để tưởng nhớ nhân vật văn học Rip van Winkle ngủ vùi suốt 20 năm và khi thức dậy, thế giới đã thay đổi đáng kể.
Floyd không xác định những chip nào sẽ được cung cấp chế độ ngủ mới, cũng không bổ sung chi tiết nào. Có thể là, những phiên bản cập nhật mới của dòng vi xử lý Power7 sẽ hỗ trợ những chức năng tương ứng nhưng cũng có thể phải chờ đến dòng vi xử lý Power8.
Việc chuyển sang trạng thái ngủ cho các bộ vi xử lý được các nhà sản xuất chip sử dụng nhằm giảm tổn hao điện năng. Theo thông cáo báo chí của Intel, vào thời điểm dừng hoạt động (do ngủ), mức tiêu thụ điện của các hạt nhân bộ vi xử lý Xeon 5600 hầu như giảm xuống mức 0. Một bộ kiểm soát nhỏ (Minicontroller) nằm ngoài chip đang điều khiển mức tiêu thụ điện của các bộ vi xử lý Power của IBM. Thông tin được thu thập từ các cảm biến gắn trên 44 vùng khác nhau trên bộ vi xử lý cũng như từ các cảm biến hệ thống khác. Kết quả phân tích thông tin nhận được cho phép chọn chế độ tối ưu tiêu thụ điện năng vào bất kỳ thời điểm nào bằng việc hiệu chỉnh cần thiết xung nhịp của chip.
Bộ vi xử lý của IBM: "Ngủ sâu" và không tiêu thụ điện năng Các bộ vi xử lý Power của IBM có một trạng thái "ngủ" mới, với lượng điện năng tiêu thụ cắt giảm đến mức 0.
Ở dòng bộ vi xử lý Power7 của IBM đã có 3 chế độ “ngủ” gồm: “nap” (chợp mắt); “sleep” (ngủ); heavy sleep (ngủ sâu). Việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia xác định bởi mức chất tải và độ trễ mà theo trình tự của nó bộ vi xử lý lại có thể hoàn toàn trở về vị trí thực thi nhiệm vụ.
Mỗi chế độ ngủ nói trên của Power7 đi cùng một chế độ chất tải riêng. Trong trạng thái “nap”, điện áp nguồn trong nhân của bộ vi xử lý chỉ giảm đi 15%, nhờ đó, thiết bị được “đánh thức” gần như tức thì. Trong trạng thái ngủ sâu, tiêu thụ điện của cả 8 nhân bộ vi xử lý giảm tới 85% cho nên bộ vi xử lý chỉ tỉnh thức sau 2 mili giây.
“Trong trạng thái ngủ sâu mới, bộ vi xử lý của IBM hầu như không tiêu thụ điện năng - Michael Floyd, kỹ sư của IBM nói - Nhưng để nó trở lại chế độ thông thường lại cần thời gian đáng kể hơn - từ 10 đến 20 mili giây. Các nhà phát triển của IBM gán cho trạng thái ngủ sâu mới của bộ vi xử lý tên gọi là Winkle, có lẽ là để tưởng nhớ nhân vật văn học Rip van Winkle ngủ vùi suốt 20 năm và khi thức dậy, thế giới đã thay đổi đáng kể.
Floyd không xác định những chip nào sẽ được cung cấp chế độ ngủ mới, cũng không bổ sung chi tiết nào. Có thể là, những phiên bản cập nhật mới của dòng vi xử lý Power7 sẽ hỗ trợ những chức năng tương ứng nhưng cũng có thể phải chờ đến dòng vi xử lý Power8.
Việc chuyển sang trạng thái ngủ cho các bộ vi xử lý được các nhà sản xuất chip sử dụng nhằm giảm tổn hao điện năng. Theo thông cáo báo chí của Intel, vào thời điểm dừng hoạt động (do ngủ), mức tiêu thụ điện của các hạt nhân bộ vi xử lý Xeon 5600 hầu như giảm xuống mức 0. Một bộ kiểm soát nhỏ (Minicontroller) nằm ngoài chip đang điều khiển mức tiêu thụ điện của các bộ vi xử lý Power của IBM. Thông tin được thu thập từ các cảm biến gắn trên 44 vùng khác nhau trên bộ vi xử lý cũng như từ các cảm biến hệ thống khác. Kết quả phân tích thông tin nhận được cho phép chọn chế độ tối ưu tiêu thụ điện năng vào bất kỳ thời điểm nào bằng việc hiệu chỉnh cần thiết xung nhịp của chip.
Nguồn: ITgate
0 nhận xét:
Đăng nhận xét