Có lẽ thành ngữ Framework không xa lạ gì đối với những bạn đã từng học PHP, và không ít người đã từng thắc mắc nó là cái gì. Framework giống như 1 thư viện mã lệnh được xây dựng sẵn để chúng ta sử dụng. Hôm nay mình bỏ chút thời gian đăng bài này để khái quát khái niệm về framework trong PHP (hay còn gọi là PHP Framework) thông qua 1 số câu hỏi mục đích dưới đây, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về PHP Framework.
PHP Framework là cái gì ?
Như các bạn đã biết, PHP là 1 ngôn ngữ script rất phổ biến hiện nay bởi những lý do: linh hoạt, dễ sử dụng, dễ học, ..v…v. nhưng đôi khi việc viết mã PHP, hay bất cứ ngôn ngữ (lập trình) nào khác, có thể trở nên đơn điệu và lủng củng. Đó là lúc PHP framework có thể giúp bạn.
PHP frameworks làm cho sự phát triển của những ứng dụng web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn, bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Hay nói cách khác, PHP framework giúp đỡ các bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng, và giảm thiểu số lần phải viết lại mã cho lập trình viên. Ngoài ra Framework còn giúp những người mới bắt đầu có thể xây dựng các ứng dụng ổn định hơn nhờ việc tương tác chính xác giữa các Database, mã (PHP) và giao diện (HTML) 1 cách riêng biệt. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian để tạo ra các ứng dụng web, hơn là phí thời gian để viết các đoạn mã lặp lại trong 1 project.
Ý tưởng chung đằng sau cách thức làm việc của 1 PHP framework được kể đến là Model View Controller (MVC). MVC là 1 mô hình (kiến trúc) trong lập trình, cho phép tách biệt các mã nghiệp vụ (business logic) và giao diện (UI) thành các phần riêng biệt, điều này đồng nghĩa với việc ta có thể chỉnh sửa chúng 1 cách riêng lẻ. Trong cụm từ MVC thì: Model (M) có thể hiểu là phần xử lý các thao tác về nghiệp vụ (business logic), View được hiểu là phần xử lý lớp giao diện (presentation layer), và Controller làm nhiệm vụ lọc các request đc gọi từ user, có chức năng như 1 route: điều chỉnh, phân luồng các yêu cầu để gọi đúng Model & View thích hợp. Về cơ bản, MVC chia nhỏ quá trình xử lý của 1 ứng dụng, vì thế nên bạn có thể làm việc trên từng thành phần riêng lẻ, trong khi những thành phần khác sẽ không bị ảnh hưởng tới. Thực chất, điều này giúp đỡ bạn lập trình PHP nhanh hơn và ít phức tạp hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về ứng dụng mô hình MVC trong PHP tại đây:qhonline.info/forum/showthread.php?t=392
Tại sao chúng ta nên sử dụng PHP Framework?
Có rất nhiều lý do khác nhau để các lập trình viên sử dụng PHP framework, nhưng 1 trong những lý do chính vẫn là khả năng giúp các lập trình viền tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng. Việc sử dụng lại các mã lệnh giống nhau trong nhiều project sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và công sức 1 cách đáng kể. Một framework sẽ cung cấp sẵn các module nền tảng cần thiết để xây dựng 1 project, vì thế, các lập trình viên có thể tận dụng được thời gian để phát triển các ứng dụng thực tế, hơn là mất thời gian để xây dựng lại nền tảng trên mỗi project.
Sự ổn định là 1 lý do lớn đối với các lập trình viên đang sử dụng Framework. Tính đơn giản là 1 điểm mạnh của PHP, đó là lý do tại sao lại có nhiều người thích sử dụng nó, nhưng đồng thời đó cũng là điểm yếu của nó. PHP thì khá dễ học và sử dụng, đặc biệt là đối với những người mới làm quen với lập trình, tuy nhiên, họ có thể thường xuyên viết mã 1 cách không khoa học và thậm chí không hề nhận thức được điều này, với PHP, trong nhiều trường hợp các ứng dụng vẫn sẽ làm việc được, nhưng vô tình họ có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật lớn trong mã lệnh của mình, và bị hacker khai thác.
Hầu hết các PHP framework đều có sẵn rất nhiều thành phần mở rộng (extensive), và cũng có rất nhiều framework khác nhau để các bạn lựa chọn. Bạn thậm chí còn có thể tự viết riêng cho mình 1 framework. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng 1 framework nào cho mình hay không, nên tự đặt câu hỏi cho chính mình là: Nó có tiết kiệm được cho bạn thời gian và công sức hay không ? Có giúp ứng dụng bạn hoạt động tốt hơn không ? Có cải thiện được sự ổn định cho ứng dụng không? Hãy tìm ra câu trả lời cho chính mình để quyết định xem bạn có cần xài framework hay chưa, và nên xài framework nào.
Khi nào thì sử dụng PHP Framework?
Đây thường là 1 câu hỏi chung của cả những người đã có kinh nghiệm và mới bắt đầu trong lập trình PHP, và cũng không có câu trả lời trực tiếp nào cho câu hỏi này. Với những bạn mới bắt đầu, 1 framework cũng có cung cấp những tính năng đơn giản và ổn định, vì thế bạn cũng nên tập sử dụng framework bất cứ khi có thể. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt, hoặc loại bỏ các đoạn mã thiếu tính khoa học, và tăng tốc cho quá trình xây dựng ứng dụng của bạn.
Mắt khác, đối với các lập trình viên PHP đã có kinh nghiệm, framework được xem như 1 công cụ giúp đỡ các lập trình viên còn yếu, chưa biết làm thế nào để viết mã 1 cách gọn gang, tốt hơn và có khoa học. Cho dù điều này là đúng hay sai trong các cuộc thảo luận, nhưng sự thật không thể phủ nhận là PHP framework là 1 công cụ được sử dụng để tiết kiệm thời gian và giúp cho việc viết code chặt chẽ hơn.
Khi làm việc trên 1 project với thời gian giới hạn chặt chẽ, sử dụng PHP framework là 1 lợi thế rất lớn, nó có thể giúp tăng tốc quá trình viết mã. Vì thế, nếu bạn đang làm việc trong 1 tình trạng thời gian gấp rút, PHP framework sẽ rất có ích cho bạn. Một trường hợp khác, bạn nên quan tâm đến PHP framework là khi bạn làm 1 project với số lượng mã phải viết quá lớn, nó sẽ giúp công việc của bạn trở nên bớt dài dòng hơn.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn 1 PHP Framework ?
Có rất nhiều loại PHP framework sẵn có hiện nay cho bạn lựa chọn, thậm chí bạn có thể tự tạo ra 1 PHP framework cho riêng mình, tuy nhiên, điều này chỉ được khuyến khích dành cho các chuyên gia PHP (PHP expert) , những người đã có kiến thức và hiểu biết vững vàng về framework. Khi bạn cần tìm một loại PHP framework phù hợp nhất với nhu cầu của mình, đừng quên lưu ý về độ phổ biến của nó, ngoài ra ứng dụng web của bạn được phát triển bởi bao nhiêu người cũng là 1 điều nên lưu ý. Một PHP framework càng được phổ biến, tức là nó càng được nhiều người sử dụng và phát triển. Mặt khác, nếu bạn muốn xây dựng ứng dụng cho website của riêng mình, tốt nhất bạn nên chọn 1 PHP framework phù hợp và dễ sử dụng nhất đối với nhu cầu của bạn – không quan trọng nó có được nhiều người sử dụng hay không.
Các yếu tố bạn nên lưu ý trước khi muốn tìm kiếm 1 PHP framework để sử dụng bao gồm như sau: dễ sử dụng, phát triển nhanh và hiệu quả, phổ biến giữa các developer, có các tính năng mạnh mẽ, có diễn đàn hỗ trợ. Hầu hết các framework đều có các điểm yếu và thế mạnh khác nhau, ví dụ Zend Framework đã được phổ biến từ version 1.3 và có đầy đủ các tính năng mạnh mẽ, cộng thêm 1 cộng đồng phát triển hỗ trợ extension rộng lớn. Ngược lại, CakePHP lại là 1 loại PHP framework khác, mới ra đời sau này, nhưng lại ít có cộng đồng phát triển hỗ trợ hơn Zend, nhưng nó cũng được nhiều người lựa chọn vì tính thân thiện với người dùng và dễ sử dụng.
Như bạn có thể thấy, mỗi loại PHP framework đều có lợi thế riêng của nó, thế nên tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ và xài thử để có chọn lựa đúng đắn cho nhu cầu của mình. Ngoài ra bạn có thể nhờ những người đã có kinh nghiệm sử dụng tư vấn thêm cho mình, họ sẽ giúp bạn phân tích các tính năng cần thiết cho nhu cầu của mình và nên sử dụng loại nào.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng 1 PHP framework ?
Lỗi là điều không thể tránh khỏi trong việc lập trình, nhưng PHP framework sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều sai sót bằng cách cung cấp các thư viện mã lệnh chuẩn. Viết lại các đoạn mã lặp lại nhiều lần không cần thiết sẽ dễ dẫn đến việc phát sinh lỗi, và PHP framework sẽ loại bỏ vấn đề này giúp bạn.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải có những chú ý khi sử dụng bất kỳ PHP framework nào. Ví dụ, nếu bạn không phải là 1 chuyên gia lập trình PHP, bạn nên sử dụng 1 loại framework phổ biến, có 1 cộng đồng hộ trợ rộng lớn. Vẫn có rất nhiều loại framework có ít hoặc không có cộng đồng hỗ trợ, và các loại framework này chủ yếu được viết bởi các cá nhân nào đó với kiến thức không chuyên sâu.
Một số lỗi phổ biến khác là do bạn không bảo đảm được cấu hình để xuất phiên bản database và web server tương thích với framework. Ví dụ, Seagull PHP Framework đề xuất cấu hình như sau:
* PHP: PHP 4.3.0 is the minimum, later versions work fine, as do versions PHP 5.1.1 and above. Avoid anything in the 5.0.x series
* MySQL: MySQL 4.0.x, 4.1.x and 5.0.x are all supported. You can also use 3.23.x.
* Apache: Seagull works fine with 1.3.x and 2.x series of Apache
Nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu này, thì framework sẽ không thể hoạt động 1 cách hiệu quả được. Thậm chí nếu bạn là 1 chuyên gia PHP, bạn cũng nên xem qua các tài liệu hướng dẫn về cấu hình đề xuất của framework trước khi muốn sử dụng nó. Ngoài ra việc xem hướng dẫn cài đặt của 1 framework sẽ giúp bạn tránh được những lỗi không cần thiết và tiết kiệm được thời gian để đi vào phát triển ứng dụng của mình cho những lần sau.
Như các bạn đã biết, PHP là 1 ngôn ngữ script rất phổ biến hiện nay bởi những lý do: linh hoạt, dễ sử dụng, dễ học, ..v…v. nhưng đôi khi việc viết mã PHP, hay bất cứ ngôn ngữ (lập trình) nào khác, có thể trở nên đơn điệu và lủng củng. Đó là lúc PHP framework có thể giúp bạn.
PHP frameworks làm cho sự phát triển của những ứng dụng web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn, bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Hay nói cách khác, PHP framework giúp đỡ các bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng, và giảm thiểu số lần phải viết lại mã cho lập trình viên. Ngoài ra Framework còn giúp những người mới bắt đầu có thể xây dựng các ứng dụng ổn định hơn nhờ việc tương tác chính xác giữa các Database, mã (PHP) và giao diện (HTML) 1 cách riêng biệt. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian để tạo ra các ứng dụng web, hơn là phí thời gian để viết các đoạn mã lặp lại trong 1 project.
Ý tưởng chung đằng sau cách thức làm việc của 1 PHP framework được kể đến là Model View Controller (MVC). MVC là 1 mô hình (kiến trúc) trong lập trình, cho phép tách biệt các mã nghiệp vụ (business logic) và giao diện (UI) thành các phần riêng biệt, điều này đồng nghĩa với việc ta có thể chỉnh sửa chúng 1 cách riêng lẻ. Trong cụm từ MVC thì: Model (M) có thể hiểu là phần xử lý các thao tác về nghiệp vụ (business logic), View được hiểu là phần xử lý lớp giao diện (presentation layer), và Controller làm nhiệm vụ lọc các request đc gọi từ user, có chức năng như 1 route: điều chỉnh, phân luồng các yêu cầu để gọi đúng Model & View thích hợp. Về cơ bản, MVC chia nhỏ quá trình xử lý của 1 ứng dụng, vì thế nên bạn có thể làm việc trên từng thành phần riêng lẻ, trong khi những thành phần khác sẽ không bị ảnh hưởng tới. Thực chất, điều này giúp đỡ bạn lập trình PHP nhanh hơn và ít phức tạp hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về ứng dụng mô hình MVC trong PHP tại đây:qhonline.info/forum/showthread.php?t=392
Tại sao chúng ta nên sử dụng PHP Framework?
Có rất nhiều lý do khác nhau để các lập trình viên sử dụng PHP framework, nhưng 1 trong những lý do chính vẫn là khả năng giúp các lập trình viền tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng. Việc sử dụng lại các mã lệnh giống nhau trong nhiều project sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và công sức 1 cách đáng kể. Một framework sẽ cung cấp sẵn các module nền tảng cần thiết để xây dựng 1 project, vì thế, các lập trình viên có thể tận dụng được thời gian để phát triển các ứng dụng thực tế, hơn là mất thời gian để xây dựng lại nền tảng trên mỗi project.
Sự ổn định là 1 lý do lớn đối với các lập trình viên đang sử dụng Framework. Tính đơn giản là 1 điểm mạnh của PHP, đó là lý do tại sao lại có nhiều người thích sử dụng nó, nhưng đồng thời đó cũng là điểm yếu của nó. PHP thì khá dễ học và sử dụng, đặc biệt là đối với những người mới làm quen với lập trình, tuy nhiên, họ có thể thường xuyên viết mã 1 cách không khoa học và thậm chí không hề nhận thức được điều này, với PHP, trong nhiều trường hợp các ứng dụng vẫn sẽ làm việc được, nhưng vô tình họ có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật lớn trong mã lệnh của mình, và bị hacker khai thác.
Hầu hết các PHP framework đều có sẵn rất nhiều thành phần mở rộng (extensive), và cũng có rất nhiều framework khác nhau để các bạn lựa chọn. Bạn thậm chí còn có thể tự viết riêng cho mình 1 framework. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng 1 framework nào cho mình hay không, nên tự đặt câu hỏi cho chính mình là: Nó có tiết kiệm được cho bạn thời gian và công sức hay không ? Có giúp ứng dụng bạn hoạt động tốt hơn không ? Có cải thiện được sự ổn định cho ứng dụng không? Hãy tìm ra câu trả lời cho chính mình để quyết định xem bạn có cần xài framework hay chưa, và nên xài framework nào.
Khi nào thì sử dụng PHP Framework?
Đây thường là 1 câu hỏi chung của cả những người đã có kinh nghiệm và mới bắt đầu trong lập trình PHP, và cũng không có câu trả lời trực tiếp nào cho câu hỏi này. Với những bạn mới bắt đầu, 1 framework cũng có cung cấp những tính năng đơn giản và ổn định, vì thế bạn cũng nên tập sử dụng framework bất cứ khi có thể. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt, hoặc loại bỏ các đoạn mã thiếu tính khoa học, và tăng tốc cho quá trình xây dựng ứng dụng của bạn.
Mắt khác, đối với các lập trình viên PHP đã có kinh nghiệm, framework được xem như 1 công cụ giúp đỡ các lập trình viên còn yếu, chưa biết làm thế nào để viết mã 1 cách gọn gang, tốt hơn và có khoa học. Cho dù điều này là đúng hay sai trong các cuộc thảo luận, nhưng sự thật không thể phủ nhận là PHP framework là 1 công cụ được sử dụng để tiết kiệm thời gian và giúp cho việc viết code chặt chẽ hơn.
Khi làm việc trên 1 project với thời gian giới hạn chặt chẽ, sử dụng PHP framework là 1 lợi thế rất lớn, nó có thể giúp tăng tốc quá trình viết mã. Vì thế, nếu bạn đang làm việc trong 1 tình trạng thời gian gấp rút, PHP framework sẽ rất có ích cho bạn. Một trường hợp khác, bạn nên quan tâm đến PHP framework là khi bạn làm 1 project với số lượng mã phải viết quá lớn, nó sẽ giúp công việc của bạn trở nên bớt dài dòng hơn.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn 1 PHP Framework ?
Có rất nhiều loại PHP framework sẵn có hiện nay cho bạn lựa chọn, thậm chí bạn có thể tự tạo ra 1 PHP framework cho riêng mình, tuy nhiên, điều này chỉ được khuyến khích dành cho các chuyên gia PHP (PHP expert) , những người đã có kiến thức và hiểu biết vững vàng về framework. Khi bạn cần tìm một loại PHP framework phù hợp nhất với nhu cầu của mình, đừng quên lưu ý về độ phổ biến của nó, ngoài ra ứng dụng web của bạn được phát triển bởi bao nhiêu người cũng là 1 điều nên lưu ý. Một PHP framework càng được phổ biến, tức là nó càng được nhiều người sử dụng và phát triển. Mặt khác, nếu bạn muốn xây dựng ứng dụng cho website của riêng mình, tốt nhất bạn nên chọn 1 PHP framework phù hợp và dễ sử dụng nhất đối với nhu cầu của bạn – không quan trọng nó có được nhiều người sử dụng hay không.
Các yếu tố bạn nên lưu ý trước khi muốn tìm kiếm 1 PHP framework để sử dụng bao gồm như sau: dễ sử dụng, phát triển nhanh và hiệu quả, phổ biến giữa các developer, có các tính năng mạnh mẽ, có diễn đàn hỗ trợ. Hầu hết các framework đều có các điểm yếu và thế mạnh khác nhau, ví dụ Zend Framework đã được phổ biến từ version 1.3 và có đầy đủ các tính năng mạnh mẽ, cộng thêm 1 cộng đồng phát triển hỗ trợ extension rộng lớn. Ngược lại, CakePHP lại là 1 loại PHP framework khác, mới ra đời sau này, nhưng lại ít có cộng đồng phát triển hỗ trợ hơn Zend, nhưng nó cũng được nhiều người lựa chọn vì tính thân thiện với người dùng và dễ sử dụng.
Như bạn có thể thấy, mỗi loại PHP framework đều có lợi thế riêng của nó, thế nên tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ và xài thử để có chọn lựa đúng đắn cho nhu cầu của mình. Ngoài ra bạn có thể nhờ những người đã có kinh nghiệm sử dụng tư vấn thêm cho mình, họ sẽ giúp bạn phân tích các tính năng cần thiết cho nhu cầu của mình và nên sử dụng loại nào.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng 1 PHP framework ?
Lỗi là điều không thể tránh khỏi trong việc lập trình, nhưng PHP framework sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều sai sót bằng cách cung cấp các thư viện mã lệnh chuẩn. Viết lại các đoạn mã lặp lại nhiều lần không cần thiết sẽ dễ dẫn đến việc phát sinh lỗi, và PHP framework sẽ loại bỏ vấn đề này giúp bạn.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải có những chú ý khi sử dụng bất kỳ PHP framework nào. Ví dụ, nếu bạn không phải là 1 chuyên gia lập trình PHP, bạn nên sử dụng 1 loại framework phổ biến, có 1 cộng đồng hộ trợ rộng lớn. Vẫn có rất nhiều loại framework có ít hoặc không có cộng đồng hỗ trợ, và các loại framework này chủ yếu được viết bởi các cá nhân nào đó với kiến thức không chuyên sâu.
Một số lỗi phổ biến khác là do bạn không bảo đảm được cấu hình để xuất phiên bản database và web server tương thích với framework. Ví dụ, Seagull PHP Framework đề xuất cấu hình như sau:
* PHP: PHP 4.3.0 is the minimum, later versions work fine, as do versions PHP 5.1.1 and above. Avoid anything in the 5.0.x series
* MySQL: MySQL 4.0.x, 4.1.x and 5.0.x are all supported. You can also use 3.23.x.
* Apache: Seagull works fine with 1.3.x and 2.x series of Apache
Nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu này, thì framework sẽ không thể hoạt động 1 cách hiệu quả được. Thậm chí nếu bạn là 1 chuyên gia PHP, bạn cũng nên xem qua các tài liệu hướng dẫn về cấu hình đề xuất của framework trước khi muốn sử dụng nó. Ngoài ra việc xem hướng dẫn cài đặt của 1 framework sẽ giúp bạn tránh được những lỗi không cần thiết và tiết kiệm được thời gian để đi vào phát triển ứng dụng của mình cho những lần sau.
Dịch & Biên Soạn: TuanVA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét