Dù còn trẻ tuổi, Đinh Trần Thái Sơn, thành viên hội ép xung trên diễn đàn Amtech, đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chinh phục tốc độ máy tính.
Nickname Tsondt nhờ đó mà được nhiều người chuyên “vọc” phần cứng biết đến, đặc biệt trong giới “nghiện” ép xung (Overclocking).
Chỉ mới tham gia vào nhóm ép xung của diễn đàn Amtech từ năm 2007, sau 3 năm, Sơn đã kịp “sưu tầm” cho mình một “bảng thành tích” đáng nể: đạt được mức ép xung kỹ lục trên nền tảng bo mạch chủ Asus; cùng nhóm ép xung của Amtech đạt giải nhì tại Giải ép xung quốc tế do Gigabyte tổ chức vào năm 2008 và nhiều giải thưởng về ép xung trong nước.
Nền tảng kiến thức và đam mê
Để là một tay ép xung có cỡ, bên cạnh kiến thức tương đối vững về cả phần cứng lẫn phần mềm, người chơi nhất định phải có sự đam mê. Sau 7 năm làm quen với máy tính trong môi trường chuyên tin phổ thông, Sơn theo học ngành Điện tử - Viễn thông của trường ĐH Bách Khoa. Sau khi tốt nghiệp, Sơn tiếp tục bồi đắp kiến thức thông qua các khóa học lập trình viên. Hiện Sơn đang là lập trình viên của Công ty VNBC.
”Sơn có một nền tảng về tin học rất vững chắc. Không chỉ giỏi về phần cứng, Sơn còn am hiểu về phần mềm và chính điều đó đã giúp cho anh chàng này tiếp cận với ép xung máy tính rất nhanh”, anh Tuấn, trưởng nhóm ép xung diễn đàn Amtech, bày tỏ ấn tượng về Sơn.
Không chỉ có kiến thức về phần mềm vững chắc, Sơn còn rất đam mê linh vực phần cứng máy tính. Sơn liên tục tìm tài liệu và học hỏi qua mạng rôi tìm đến những cơ hội va chạm thực tế. Như một lẽ tất yếu đối với dân “vọc” phần cứng, Sơn lạc vào lĩnh vực ép xung máy tính lúc nào không hay. Trước khi gia nhập vào nhóm ép xung của diễn đàn Amtech, Sơn đã có một thời gian khá dài tìm hiểu về thú chơi này.
Sơn cho biết: “Mình đã bắt đầu tò mò về ép xung từ cái thời máy tính 286, 386,… với nút Turbo tích hợp sẵn. Hồi đó mình không biết nhiều,, thấy nhấn vô cái nút Turbo thì con số nhảy từ 66 lên 100 hay 133, sau đó thấy máy tính hoạt động nhanh hơn một chút nên bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên do Internet hồi đó chưa phát triển như bây giờ nên tìm kiếm tài liệu rất khó. Mãi về sau mới biết đó là nút tăng tốc độ hoạt động của máy tính.”
Đỉnh cao ép xung
Với kiến thức về máy tính vững chắc cùng sự đam mê cháy bỏng, Sơn đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chinh phục tốc độ máy tính. Đáng ghi nhận nhất là việc anh cùng Trình Đức Duy, cũng là thành viên trong nhóm ép xung của Amtech, đã phá được kỷ lục về khả năng ép xung trên bo mạch chủ Asus P5Q3 Deluxe Wi-Fi khi đưa mức xung hoạt động của bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo E6550 đạt đến 4744,15 MHz. Kỷ lục mới này được Sơn và Duy thiết lập vào ngày 26/6/2008. Việc phá vỡ kỷ lục này không chỉ tạo ra cơn địa chấn lớn với những người yêu thích ép xung tại Việt Nam mà còn gây ra bất ngờ lớn với chính ông Leroy Liu, Giám đốc của Asus tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Nickname Tsondt nhờ đó mà được nhiều người chuyên “vọc” phần cứng biết đến, đặc biệt trong giới “nghiện” ép xung (Overclocking).
Chỉ mới tham gia vào nhóm ép xung của diễn đàn Amtech từ năm 2007, sau 3 năm, Sơn đã kịp “sưu tầm” cho mình một “bảng thành tích” đáng nể: đạt được mức ép xung kỹ lục trên nền tảng bo mạch chủ Asus; cùng nhóm ép xung của Amtech đạt giải nhì tại Giải ép xung quốc tế do Gigabyte tổ chức vào năm 2008 và nhiều giải thưởng về ép xung trong nước.
Nền tảng kiến thức và đam mê
Để là một tay ép xung có cỡ, bên cạnh kiến thức tương đối vững về cả phần cứng lẫn phần mềm, người chơi nhất định phải có sự đam mê. Sau 7 năm làm quen với máy tính trong môi trường chuyên tin phổ thông, Sơn theo học ngành Điện tử - Viễn thông của trường ĐH Bách Khoa. Sau khi tốt nghiệp, Sơn tiếp tục bồi đắp kiến thức thông qua các khóa học lập trình viên. Hiện Sơn đang là lập trình viên của Công ty VNBC.
”Sơn có một nền tảng về tin học rất vững chắc. Không chỉ giỏi về phần cứng, Sơn còn am hiểu về phần mềm và chính điều đó đã giúp cho anh chàng này tiếp cận với ép xung máy tính rất nhanh”, anh Tuấn, trưởng nhóm ép xung diễn đàn Amtech, bày tỏ ấn tượng về Sơn.
Không chỉ có kiến thức về phần mềm vững chắc, Sơn còn rất đam mê linh vực phần cứng máy tính. Sơn liên tục tìm tài liệu và học hỏi qua mạng rôi tìm đến những cơ hội va chạm thực tế. Như một lẽ tất yếu đối với dân “vọc” phần cứng, Sơn lạc vào lĩnh vực ép xung máy tính lúc nào không hay. Trước khi gia nhập vào nhóm ép xung của diễn đàn Amtech, Sơn đã có một thời gian khá dài tìm hiểu về thú chơi này.
Sơn cho biết: “Mình đã bắt đầu tò mò về ép xung từ cái thời máy tính 286, 386,… với nút Turbo tích hợp sẵn. Hồi đó mình không biết nhiều,, thấy nhấn vô cái nút Turbo thì con số nhảy từ 66 lên 100 hay 133, sau đó thấy máy tính hoạt động nhanh hơn một chút nên bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên do Internet hồi đó chưa phát triển như bây giờ nên tìm kiếm tài liệu rất khó. Mãi về sau mới biết đó là nút tăng tốc độ hoạt động của máy tính.”
Đỉnh cao ép xung
Với kiến thức về máy tính vững chắc cùng sự đam mê cháy bỏng, Sơn đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chinh phục tốc độ máy tính. Đáng ghi nhận nhất là việc anh cùng Trình Đức Duy, cũng là thành viên trong nhóm ép xung của Amtech, đã phá được kỷ lục về khả năng ép xung trên bo mạch chủ Asus P5Q3 Deluxe Wi-Fi khi đưa mức xung hoạt động của bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo E6550 đạt đến 4744,15 MHz. Kỷ lục mới này được Sơn và Duy thiết lập vào ngày 26/6/2008. Việc phá vỡ kỷ lục này không chỉ tạo ra cơn địa chấn lớn với những người yêu thích ép xung tại Việt Nam mà còn gây ra bất ngờ lớn với chính ông Leroy Liu, Giám đốc của Asus tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Đinh Trần Thái Sơn (đứng chính giữa)
Không chỉ có vậy, Sơn còn là thành viên của nhóm ép xung Amtech tham gia giải đấu ép xung quốc tế do Gigabyte tổ chức cũng trong năm 2008. Tại giải đầu này, nhóm ép xung của Việt Nam đoạt giải nhì. Tuy không có phần thưởng cho giải nhì, nhưng Sơn và các đồng đội vẫn rất vui vẻ coi đây là cơ hội chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm với những đội ép xung khắp thế giới.
Không chỉ là màn trình diễn
Chia sẻ về lĩnh vực ép xung máy tính (Overclocking), Sơn cho biết: “Ép xung không đơn thuần chỉ là màn trình diễn khả năng làm chủ các bộ phận phần cứng máy tính, mà nó còn giúp người dùng cải thiện tốc độ hoạt động hệ thống máy tính của mình với mức chi phí bỏ ra thấp nhất có thể.”
Phần lớn người dùng máy tính ở Việt Nam nghĩ ép xung chỉ màn trình diễn của một nhóm hay một cá nhân. Suy nghĩ này cũng có phần đúng khi bởi thú chơi ép xung được các hãng sản xuất máy tính sử dụng như một phần quảng cáo về chất lượng sản phẩm của họ trong những năm gần đây. Ở một số chương trình ra mắt bo mạch chủ mới, đặc biệt là của hãng Asus, luôn xuất hiện những nhóm thực hiện các màn ép xung đỉnh cao với đầy đủ đồ nghề, từ thiết bị đo điện thế cho đến nitơ lỏng để tản nhiệt cho hệ thống máy tính.
Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra cho những lần thực hiện ép xung ở thời điểm hiện tại là khá cao, hơn rất nhiều lần so với thời kỳ thú chơi ép xung phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam (khoảng thời gian từ năm 2007 đến cuối năm 2008). Đơn cử là chi phí cho khí nitơ lỏng trước đây chỉ có giá hơn 10 ngàn đồng/ ký thì nay đã tăng gấp 5, 6 lần. Để có thể giải nhiệt hiệu quả cho CPU hoạt động ở tốc độ cao trong khoảng 4 tiếng thì người chơi phải cần đến 4 kg khí nitơ lỏng. Trong trường hợp này, nếu như trước đây bạn chỉ tốn khoảng gần 100 ngàn đồng, thì nay phải cần đến gần 1 triệu đồng –con số khiến các “dân chơi” phải bắt đầu đắn đo.
Một lý do khác khiến cho việc ép xung được hiểu là chỉ để trình diễn là những bo mạch chủ hỗ trợ tốt cho việc ép xung thường thuộc dòng cao cấp. Chưa hết, người chơi ép xung còn phải trang bị nhiều thiết bị cao cấp khác, như bộ nguồn “khủng”, hệ thống tản nhiệt ... Trong khi đó, để có thể đạt được điểm số ép xung cao nhất, người chơi vẫn còn phải dựa vào... thần may mắn nữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ xem nó là màn trình diễn thì không đúng vì ép xung máy tính đúng nghĩa là cách thức giúp người dùng cải thiện tốc độ hoạt động của hệ thống PC của mình. Chỉ với một bộ nguồn lẫn bộ tản nhiệt tốt, bo mạch chủ hỗ trợ ép xung, người dùng với chút am hiểu về máy tính của mình vẫn có thể tăng được hiệu năng hoạt động của hệ thống lên 30% mà không gặp phải vấn đề gì.
Không chỉ là màn trình diễn
Chia sẻ về lĩnh vực ép xung máy tính (Overclocking), Sơn cho biết: “Ép xung không đơn thuần chỉ là màn trình diễn khả năng làm chủ các bộ phận phần cứng máy tính, mà nó còn giúp người dùng cải thiện tốc độ hoạt động hệ thống máy tính của mình với mức chi phí bỏ ra thấp nhất có thể.”
Phần lớn người dùng máy tính ở Việt Nam nghĩ ép xung chỉ màn trình diễn của một nhóm hay một cá nhân. Suy nghĩ này cũng có phần đúng khi bởi thú chơi ép xung được các hãng sản xuất máy tính sử dụng như một phần quảng cáo về chất lượng sản phẩm của họ trong những năm gần đây. Ở một số chương trình ra mắt bo mạch chủ mới, đặc biệt là của hãng Asus, luôn xuất hiện những nhóm thực hiện các màn ép xung đỉnh cao với đầy đủ đồ nghề, từ thiết bị đo điện thế cho đến nitơ lỏng để tản nhiệt cho hệ thống máy tính.
Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra cho những lần thực hiện ép xung ở thời điểm hiện tại là khá cao, hơn rất nhiều lần so với thời kỳ thú chơi ép xung phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam (khoảng thời gian từ năm 2007 đến cuối năm 2008). Đơn cử là chi phí cho khí nitơ lỏng trước đây chỉ có giá hơn 10 ngàn đồng/ ký thì nay đã tăng gấp 5, 6 lần. Để có thể giải nhiệt hiệu quả cho CPU hoạt động ở tốc độ cao trong khoảng 4 tiếng thì người chơi phải cần đến 4 kg khí nitơ lỏng. Trong trường hợp này, nếu như trước đây bạn chỉ tốn khoảng gần 100 ngàn đồng, thì nay phải cần đến gần 1 triệu đồng –con số khiến các “dân chơi” phải bắt đầu đắn đo.
Một lý do khác khiến cho việc ép xung được hiểu là chỉ để trình diễn là những bo mạch chủ hỗ trợ tốt cho việc ép xung thường thuộc dòng cao cấp. Chưa hết, người chơi ép xung còn phải trang bị nhiều thiết bị cao cấp khác, như bộ nguồn “khủng”, hệ thống tản nhiệt ... Trong khi đó, để có thể đạt được điểm số ép xung cao nhất, người chơi vẫn còn phải dựa vào... thần may mắn nữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ xem nó là màn trình diễn thì không đúng vì ép xung máy tính đúng nghĩa là cách thức giúp người dùng cải thiện tốc độ hoạt động của hệ thống PC của mình. Chỉ với một bộ nguồn lẫn bộ tản nhiệt tốt, bo mạch chủ hỗ trợ ép xung, người dùng với chút am hiểu về máy tính của mình vẫn có thể tăng được hiệu năng hoạt động của hệ thống lên 30% mà không gặp phải vấn đề gì.
Nguyễn Vũ Xuân Tùng
Nguồn: Xã hội thông tin
Nguồn: Xã hội thông tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét