Pentium P6000 sử dụng công nghệ 32 Nanomet (Mn) với tên gọi Arrandale, nối tiếp các dòng Clarkfield chạy chip T4xxx công nghệ 45Mn trước đây.
Dòng chip mới này được đánh giá là có hiệu năng sử dụng cao hơn và giảm tiêu hao điện năng hơn so với Clarkfield.
Cũng như trước đây, Acer là hãng đầu tiên tung ra laptop sử dụng chip Core i thì giờ đây họ cũng là hãng đầu tiên đưa Intel P6000 vào các thiết kế của mình thông qua hai dòng mới là Acer Aspire 4741Z và eMachines eMD730.
Clarkfield T4xxx vẫn là CPU thuộc thế hệ vi xử lý được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 45Mn và sử dụng trong các nền tảng laptop 3 chip truyền thống, bao gồm CPU (Central Processing Unit - bộ vi xử lý), GMCH (Graphics and Memory Controller Hub - bộ điều khiển bộ nhớ và đồ họa), ICH (Iinput/Output Controller Hub - bộ điểu khiển vào ra). Theo mô hình đó, GMCH sẽ điều khiển bộ xử lý đồ họa và bộ nhớ, ICH điều khiển các thiết bị vào ra khác như ổ cứng, USB, card mạng... GMCH sẽ đứng giữa trong quá trình liên thông của bộ ba này, GMCH truyền dẫn thông tin với CPU theo tuyến truyền dẫn FSB (Front Side Bus) và với ICH theo tuyến DMI (Direct Media Interface). Mô hình này có nhược điểm là các dòng dữ liệu đi từ GMCH lên CPU dễ bị "nghẽn cổ chai" do tại mỗi thời điểm, FSB chỉ có tính truyền dẫn một chiều, hơn nữa các dòng dữ liệu trao đổi giữa CPU và ICH cũng phải đi qua trung gian GMCH nên hiệu quả tổng quan có nhiều hạn chế.
Mô hình 3 chip áp dụng cho các vi xử lý Intel Pentium Dual-Core T4000 series.
Trong khi đó, Arrandale là vi xử lý áp dụng cho nền tảng 2 chip, tương tự như nền tảng sử dụng trong các hệ thống Intel Core i5 mới ra gần đây. Nếu nhìn vào Intel P6000, có thể thấy nó đã được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ và đồ họa và liên kết với một chip PCH (Platform Controller Hub). Rõ ràng mô hình này dễ cho phép hệ thống đạt hiệu suất cao hơn vì quy trình điều khiển và truyền dẫn đã được tối ưu. Đồng thời Pentium P6000 cũng tích hợp luôn cả bộ vi xử lý đồ họa (GPU - Graphic Processing Unit) trong nó, có nghĩa là cùng với mức điện năng cực đại 35w thì nó đã bao gồm cả điện năng cấp cho GPU, trong khi với T4xxx thì cần tốn thêm một phần năng lượng cho GPU ngoài phần 35w đã cấp cho CPU.
Mô hình 2 chip áp dụng cho vi xử lý Intel Pentium P6000.
Các thay đổi về bộ đệm cũng hứa hẹn những cải thiện mạnh mẽ hơn về hiệu năng. Nếu T4xxx sử dụng bộ đệm hai cấp ngoài cùng là Cache L2 với dung lượng 1MB chia sẻ cho hai nhân và mỗi nhân có Cache L1 dung lượng riêng 32KB thì Pentium P6000 sử dụng bộ đệm 3 cấp, ngoài cùng là Cache L3 với dung lượng 2MB chia sẻ cho hai nhân, kế tiếp là Cache L2 riêng biệt mỗi nhân 256KB và trong cùng là Cache L1 có dung lượng 32KB cho từng nhân.
Arrangdale Intel P6000 còn mạnh mẽ hơn nữa khi hỗ trợ bộ nhớ DDR3-1066MHz trong khi đó Clarkfield T4xxx chỉ hỗ trợ tối đa DDR2-800MHz
Để so sánh giữa hai dòng chip P6000 và T4500, Intel đã cho các kỹ sư đo đạc tốc độ xử lý video và ghi dữ liệu giữa hai dòng này với Intel Celeron T3300. Kết quả, xử lý video từ camera: T4500 nhanh hơn 14%, trong khi T6000 nhanh hơn là 25% và tốc độ ghi nhớ từ hình ảnh từ camera vào máy tính: T4500 nhanh hơn 9%, trong khi T6000 nhanh hơn 19%.
Minh Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét